Hiện nay, xu hướng sử dụng sàn, lót sàn làm từ gỗ hoặc từ nhựa giả vân gỗ cho không gian sinh hoạt, học tập và làm việc ngày càng phổ biến. Xét về đặc tính, keo dán sàn gỗ công nghiệp có những ưu, nhược điểm riêng. Bởi vậy khi lên kế hoạch, chúng ta cần cân nhắc và tìm hiểu kỹ lưỡng về các sản phẩm để đưa ra quyết định phù hợp nhất với công trình.
- Khái quát về keo dán sàn gỗ công nghiệp, keo dán sàn nhựa
Keo dán sàn gỗ là một trong những phụ liệu quan trọng trong thi công lắp đặt các loại sàn không thiết kế hèm khóa. Đây là một loại keo thường được tin dùng vì chúng có độ bám dính rất chắc. Loại keo này được dùng để cố định tấm ván sàn nhựa hoặc ván gỗ với bề mặt nền thi công như nền sàn gạch men, sàn bê tông, xi măng hay sàn cemboard.
Keo dán sàn gỗ công nghiẹp và sàn nhựa phải có sự tương thích cao với lớp đáy của sàn. Vì đây là sản phẩm chuyên dụng chứa các hợp chất hóa học đã được pha chuẩn với tỉ lệ định mức phù hợp cho việc sử dụng trực tiếp. So sánh với các dòng keo dán gỗ, dán giấy thông thường thì sản phẩm này hoàn toàn khác biệt.
Đặc biệt, với những ưu điểm này mà các sản phẩm keo dán sàn gỗ công nghiệp hoàn toàn phù hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm tại Việt Nam. Thêm vào đó còn đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn nên người dùng có thể an tâm trong sử dụng thi công mà không lo gây độc hại tới sức khỏe con người hay làm ô nhiễm môi trường.
Một số loại keo dán sàn gỗ công nghiệp, keo dán sàn nhựa phổ biến
2.1) Keo dán ở dạng lỏng
Loại keo dán này đã được nhà sản xuất pha chế theo tỉ lệ tiêu chuẩn để có được khả năng bám dính và độ bền tối đa và thường được đóng thùng theo quy cách: 2,5 – 5,0 – 10k/thùng. Loại keo dán sàn gỗ công nghiệp dạng lỏng này có độ đặc chuẩn rất cao. Nên dòng sản phẩm này thường được dùng trong thi công sàn PVC cho sàn của các căn hộ, trong sảnh hội trường hay sàn phòng học,…
2.2) Keo dán ở dạng sữa
Là dòng sản phẩm keo dán sàn gỗ, dán sàn nhựa chuyên dụng chiết xuất từ mủ cao su thiên nhiên. Tuy độ bền chắc không được như keo dán dạng lỏng nhưng loại keo này có thể dùng cho nhiều loại vật liệu khác nhau chứ không nhất thiết phải là gỗ và nhựa.
2.3) Keo dán sàn gỗ công nghiệp dạng bột
Keo dán ở dạng bột được nhà sản xuất làm khá đậm đặc, thành phẩm được đóng ở dạng hộp với các dung tích từ 160 tới 200g. Loại keo này không những dán được cho gỗ và nhựa, mà còn có thể dán giấy lên tường, dán bề mặt phủ vinyl, PVC, tráng kim,…
- Những ưu điểm của keo dán sàn gỗ công nghiệp
Là một trong những loại phụ liệu quan trọng trong việc thi công sàn nhà, nội thất, keo dán sàn gỗ, dán nhựa được đánh giá cao, có thể kể tới như:
- Có độ bám dính cực cao, giúp cố định chắc chắn các tấm ván sàn nhựa hoặc gỗ với phần nền bên dưới. Sau khi được dính, bạn sẽ không lo tấm lót sàn bị bong tróc mà luôn đảm bảo sàn được dính chắc chắn, bền bỉ.
- So với các loại sản phẩm keo dính khác thì keo dán sàn gỗ công nghiệp có giá thành thấp nên sử dụng loại keo này sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản kha khá
- Do có 3 loại keo khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng nên thi công với các loại keo dán sàn gỗ công nghiệp sẽ rất dễ dàng, nhanh chóng, và không đòi hỏi người thi công phải có kiến thức quá phức tạp.
- Đa số các loại keo dán sàn gỗ đều có đặc tính chịu nước, chịu ẩm tốt.
- Không sinh và thải ra môi trường những loại hóa chất độc hại nên rất an toàn với người dùng, thú nuôi trong nhà cũng như với môi trường.
- Keo dán sàn gỗ công nghiệp có độ bền cao, tuổi thọ sử dụng lâu dài.
- Trong quá trình sản xuất, keo dán sàn gỗ đã được trải qua quá trình tiệt khuẩn tuyệt đối nên khi sử dụng sẽ không phát sinh hiện tượng nấm mốc, hư hỏng.
- Một số lưu ý khi sử dụng keo dán sàn gỗ, dán nhựa
Keo dán sàn gỗ công nghiệp được sử dụng khá thường xuyên, phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách dùng đúng, thao tác chuẩn để keo kết dính tốt với gỗ, tấm lót hoặc là đảm bảo an toàn cho chính người thi công. Dưới đây là một số lưu ý giúp người thi công sử dụng keo dán hiệu quả.
- Trước khi thi công, cần đảm bảo bề mặt nền đã được vệ sinh sạch sẽ, khô ráo,.. Không có bụi bẩn, đất cán, vụn vữa hay các vật thể lạ khác vì nếu có sẽ làm ảnh hưởng độ bám dính của keo…
- Trước khi dán, hãy đảm bảo sử dụng đúng loại keo tiêu chuẩn cho từng vật liệu và điều kiện môi trường khác nhau, với các tính năng phù hợp. Sau đó lấy lượng keo vừa đủ để trét và phủ đều bề mặt sàn.
- Đảm bảo sau khi dán keo, vị trí dán keo phải cách xa các nguồn nhiệt, tránh ánh sáng trực tiếp gây khô keo nhanh (ánh nắng chiếu vào hơn 4 giờ), vì sẽ làm keo dán gỗ công nghiệp không có đủ thời gian để tạo sự kết dính phù hợp cho vật liệu. Trong lúc đợi keo khô cũng cần tránh đổ nước ngấm ra sàn hoặc vị trí gắn vì điều này sẽ làm ảnh hưởng đến độ bền của keo hoặc keo không đủ lực kết dính với gỗ hoặc nhựa.
Trên đây là những chia sẻ về chủ đề các loại keo dán sàn gỗ công nghiệp cũng như ưu nhược điểm của chúng. Sự lựa chọn thông minh của bạn sẽ giúp cho sản phẩm có tuổi đời kéo dài hơn rất nhiều. Liên hệ vattusunflower.com để được tư vấn những lựa chọn phù hợp nhất cho nhu cầu của bạn nhé.